Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh chưa biết nói, chỉ biết khóc để thể hiện cảm xúc của bé mỗi khi đau, hay buồn ngủ, đói bụng. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bé bị rối loạn đường tiêu hóa mà mẹ cần biết.
Thông thường trẻ sơ sinh ăn cách 3 giờ mỗi lần và đi ngoài 5-10 lần trong một ngày, phân sệt, màu vàng sậm, bé tăng cân tốt. Nhưng nếu trẻ không được ăn đúng cách, như ăn quá nhiều trong một bữa, số bữa quá dày cũng khiến bé nôn trớ, khó chịu. Ngoài ra, những bé có bệnh lý về đường tiêu hóa như teo thực quản, teo tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh… cũng là đối tượng trẻ em dễ nôn trớ. Một số bà mẹ cho con bú không đúng tư thế, sử dụng núm ti bình không phù hợp, khiến bé ngậm bắt núm vú kém, khiến trẻ ăn ít, chướng bụng, sôi bụng, dễ nôn trớ, đánh hơi nhiều, tiếng đánh hơi to. Nhưng tất cả những biểu hiện trên không phải từ bệnh lý đường ruột.
Khi bé bị các bệnh về đường tiêu hóa, biểu hiện đầu tiên của bé là nôn trớ sữa, bú kém, tiêu chảy, táo bón, đau bụng,… Ngoài ra, bé cũng sẽ quấy khóc, khó chịu, mặt đỏ hoặc tái, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt, hay vặn người, nằm không yên… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ đi ngoài nhiều lần, phân có bọt. Nếu bé đi ngoài trên 10 lần mỗi ngày, phân toàn nước, có bọt, không có cái phân thì chính xác bé đã bị tiêu chảy. Những hiện tượng rất đáng lo ngại của trẻ bị tiêu chảy là: phân xanh hoặc phân lỏng, mỗi lần bé “đi” thì phân ra từng tia.
nguồn ảnh được trích dẫn từ “Khỏe Mạnh Từ Bên Trong”
Xử lý khi bé bị tiêu chảy
Trước tiên, mẹ hãy hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, pho mai tươi… trong vòng 1 – 2 ngày. Bù lại, mẹ nên cho bé uống bổ sung nước đường, nước nấu cà rốt thành nhiều đợt trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng bù muối khoáng cho con bằng những gói muối bán ở các hiệu thuốc tây (nhớ pha với tỷ lệ nước nhất định theo chỉ dẫn). Chú ý: chế độ “ǎn kiêng” không nên kéo dài quá 2 ngày. Khi bé ǎn bình thường trở lại, nên tǎng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của bé. Ở các bệnh viện nhi thường khuyên các mẹ nên đổi sữa cho con trong giai đoạn này. Các loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy phần nào sẽ giúp ruột bé ổn định hơn. Trong trường hợp nếu đã ǎn kiêng mà tình trạng tiêu chảy của bé không đỡ, kèm theo bé bị sút cân và có triệu chứng cơ thể thiếu nước, cần phải gặp bác sĩ để xem xét bé có phải nhập viện điều trị không.
Đề phòng cho bé khỏi bị tiêu chảy, mẹ cần:
- Pha sữa đúng liều lượng, pha bằng nước đun sôi để nguội, độ ấm vừa phải (6 phần lạnh, 4 phần nóng). Cho bé bú hết ngay, không để lại, nếu để lại thì nên dùng tiếp trong vòng 1 tiếng, với điều kiện sữa được bảo quản tốt.
- Bình sữa của bé cần được rửa và tiệt trùng nhiều hơn bình thường trước khi đựng/pha sữa cho bé. Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ tránh ăn những thực phẩm có tính hàn, nhuận tràng.
- Tránh không để bé tiếp xúc với những ai đang bị viêm nhiễm như ho, tiêu chảy. Khi trong gia đình có ai bị tiêu chảy, cần cách ly với bé, tránh tiếp xúc.
- Khi Bé mới bị tiêu chảy, mẹ nên ngưng cho con ǎn sữa ngay. Nếu sữa là thực phẩm chính của bé, thì không thể ngắt sữa hoàn toàn, nhưng mẹ nên cho bé uống chút nước cà rốt. Có mẹ cho con uống nước cốt nõn ổi, nhưng ở thành phố khó kiếm nên cà rốt là biện pháp dễ xoay sở nhất.
Tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong ở trẻ. Vì thế, trong trường hợp bé không có dấu hiệu đỡ, cần cho bé đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Theo Sức khỏe & Đời sống
www.menvisinhvn.com
——————————————–
Searches related to rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
- rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 1 tuổi
- rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì
- trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa
- rối loạn tiêu hóa ở người lớn
- rối loạn tiêu hoá ở trẻ em
- bé bị rối loạn tiêu hóa
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Reply