Nội dung
- 1 Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu – Nguyên nhân và cách xử lý
- 1.1 Táo bón ở phụ nữ mang thai
- 1.2 Tiêu chảy ở phụ nữ mang thai
- 1.3 Các rối loạn tiêu hóa khác ở phụ nữ mang thai
- 1.4 Bà bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 1.5 Phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở bà bầu
- 1.6 Phòng tránh tiêu chảy khi mang thai
- 1.7 Men vi sinh Colibacter là men sống được sản xuất theo công nghệ của Bệnh viện Bạch Mai.
- 1.8 CÔNG DỤNG NỔI BẬT CỦA MEN TIÊU HÓA COLIBACTER
- 2 LIÊN HỆ NGAY: 0912 707 224
Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu – Nguyên nhân và cách xử lý
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ phải qua nhiều thay đổi bất thường trong cơ thể. Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà phụ nữ mang thai phải đối mặt thường xuyên trong suốt thai kỳ.
Táo bón ở phụ nữ mang thai
Với các rối loạn tiêu hóa nêu trên thì táo bón là bệnh thường gặp ở các bà bầu. Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón (tại một số bệnh viện con số này có thể lên tới 50%), đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Táo bón không nguy hiểm nhưng lại khiến các bà bầu vô cùng khó chịu. Nguyên nhân các bà bầu thường xuyên bị táo bón là thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là tăng nồng độ Progesterone dẫn đến giảm nhu động ruột. Thức ăn sẽ bị lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn đến hiện tượng bị táo bón. Bên cạnh đó, trong thai kỳ các bà mẹ thường xuyên phải bổ sung viên sắt hàng ngày để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng – đây cũng là một nguyên nhân gây nên táo bón.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung của người mẹ cũng tăng lên kéo theo chèn ép các cơ quan nôi tạng trong bụng, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại cũng làm tăng thêm tình trạng táo bón vào cuối thai kỳ.
Tiêu chảy ở phụ nữ mang thai
Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng hay xảy ra đối với các phụ nữ mang thai.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ dễ nhạy cảm với việc nhiễm vi khuẩn và virut, các loại thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn… Một số phụ nữ mang thai không dung nạp được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu nên cũng gây nên tiêu chảy.
Táo bón kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột gây hiện tượng tiêu chảy.
Tiêu chảy tuy không ảnh hưởng đến bào thai nhưng khiến người mẹ mệt mỏi, mất nước, kiệt sức… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tiêu chảy có kèm nôn, mất nước nhiều….cũng rất nguy hiểm.
Các rối loạn tiêu hóa khác ở phụ nữ mang thai
Bên cạnh tình trạng táo bón, tiêu chảy, phụ nữ mang thai còn thường xuyên gặp phải một số khó chịu về đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu….
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là sự tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm làm cho các bà bầu cảm thấy bụng chướng và đầy hơi.
Hormone Progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, cháy họng, trào ngược….
Chính vì vậy, bên cạnh tăng cường tiêu hóa, việc củng cố một hệ miễn dịch khỏe mạnh là điều mà các bà bầu luôn phải nhận thức rõ ràng.
Bà bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đây là thắc mắc của phần lớn chị em bị tiêu chảy khi mang thai. Hiện tượng tiêu chảy thường ít gặp hơn so với táo bón, tuy nhiên nếu bị tiêu chảy nặng bà bầu dễ bị mất nước ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tiêu chảy ít gặp hơn so với táo bón, có thể kéo dài đến 10 ngày. Tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài tác hại với cơ thể, thai nhi có thể bị ảnh hưởng xấu, có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…
Vì thế, lúc này thai phụ cần uống nhiều nước (nước trái cây, nước Oresol), ăn thực phẩm dễ hấp thu, tránh thực phẩm có dầu, mỡ hoặc bơ. Nên thận trọng với sản phẩm sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua vì nó chứa vi khuẩn giúp tiêu hoá tốt… Nếu tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như ói mửa, buồn nôn/nôn và các triệu chứng mất nước (khô miệng, nước tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt, giảm phản xạ…), thai phụ cần đến cơ sở y tế để theo dõi, truyền dịch.
Phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở bà bầu
* Đối với phụ nữ mang thai bị táo bón:
- Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như trái cây tươi ( bưởi, cam,..); rau quả, ngũ cốc ( họ đậu) vì có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.
- Uống nhiều nước ( 8-10 cốc/ngày ).
- Tránh các đồ uống kích thích như cà phê, chè, soda ( vì làm mất nước của cơ thể)
- Đi lại hợp lý ( đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng ).
- Nếu áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai ( nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế ).
* Đối với phụ nữ mang thai bị tiêu chảy:
- Hầu hết bà bầu bị tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bị nặng dẫn tới mất nước thì đây lại là một vấn đề. Bà bầu có thể bị mất nước trong thời gian ngắn. Khi đó dùng các dung dịch bù nước đường có thể ngăn ngừa mất nước.
- Nên uống nhiều nước: Khi bị tiêu chảy cơ thể mẹ bầu bị mất nhiều nước, khi đó cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Đồng thời tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
- Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì khi bị tiêu chảy bà bầu cảm thấy rất mệt mỏi.
- Ăn uống bình thường nhưng cần lưu ý hơn về thành phần thức ăn. Nên ăn các thức ăn dễ hấp thu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì , chuối… Thận trọng với các sản phẩm từ sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua ( vì có chứa các vi khuẩn có lợi ). Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ.
Cần đi khám ngay nếu gặp các biểu hiện sau đây:
- Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn.
- Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn.
- Phân có chứa máu.
- Bị đau bụng dữ dội.
- Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng.
* Đối với các trường hợp ợ hơi, đầy bụng…:
- Tránh ăn thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên, rán.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày ( 6 – 8 bữa/ngày )
- Ăn kỹ, nhai chậm.
- Dùng một số thuốc kháng acid ( theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ).
Phòng tránh tiêu chảy khi mang thai
- Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…
- Không ăn uống ở hàng quán, đảm bảo kỹ thuật an toàn khi chế biến các loại thực phẩm.
- Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
- Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…
- Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
- Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này..
Ngoài ra, sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp loại bỏ tiêu chảy bởi vì nó có chứa một sốnhóm vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa như Lactobacillus, Bifidobacterium….
Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua và các loại men vi sinh chính là cách chữa trị và phòng chống rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu quả nhất, giúp mẹ bầu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Theo Sức khỏe & Đời sống
www.menvisinhvn.com
————————————
Men vi sinh Colibacter là men sống được sản xuất theo công nghệ của Bệnh viện Bạch Mai.
CÔNG DỤNG NỔI BẬT CỦA MEN TIÊU HÓA COLIBACTER
✅ Giúp nhanh chóng cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.
✅ Giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột ở trẻ như tiêu chảy, đi ngoài sống phân…
✅ Giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, giảm các triệu chứng chướng hơi đầy bụng khó tiêu, táo bón…
Reply