--------------------------------------------- ---------------------------------------------

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi

Trẻ bị sổ mũi là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, nhất là với đặc điểm thời tiết ở giai đoạn giao mùa như hiện nay. Bình thường, khi trẻ bị số mũi, nếu được quan tâm và chăm sóc đúng cách thì sẽ khỏi nhanh và không bị quá lâu, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chú ý, sổ mũi sẽ gây ra một số biến chứng. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để bảo vệ hô hấp của con trẻ trong thời tiết giao mùa.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

Nếu bé bị cảm, mũi của bé sẽ sản xuất dịch mũi để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào phổi. Khi ấy, dịch mũi có thể chảy xuống cổ họng, tràn ra khỏi khoang mũi nên khiến bé bị chảy nước mũi hay còn gọi là sổ mũi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sổ mũi ở trẻ, điển hình như:

* Trẻ bị viêm mũi

Trường hợp này, bé bị chảy nước mũi mà không kèm theo dấu hiệu bị sốt, bị cảm hoặc cũng không phải là thời điểm sau khi bé khóc, bạn nên đưa bé đi khám:

– Nếu là viêm mũi nhẹ: bé có thể không cần uống thuốc, bạn chỉ nên giữ sức khỏe và đề phòng những dấu hiệu dị ứng ở bé. Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nhỏ mũi dành cho bé khoảng 1-2 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn nên hút mũi cho bé thường xuyên.

+ Bạn cũng có thể dùng tăm bông để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi dùng tăm bông lau mũi cho bé, bạn nên cẩn thận nhúng đầu tăm bông vào một chén nước ấm. Nếu tăm bông bị khô, khi đưa vào khoang mũi của bé, những hạt bụi nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt tăm bông có thể bám vào khoang mũi bé, khiến bé dễ bị viêm hơn.

– Nếu bé bị viêm mũi nặng: bé có thể phải uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp này, bạn nên lưu ý, vì nếu bị viêm mũi nặng, bé có thể kéo theo dấu hiệu ho, viêm phổi…

* Do thay đổi thời tiết

Nhất là khi trời lạnh, mũi của bé sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi. Những mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở, để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn. Kết quả là bé sẽ bị sổ mũi.

Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh.

* Trẻ bị dị ứng

Bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chảy nước mũi sau khi bé phải tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông động vật. Đây là cách cơ thể bé phản ứng lại với những thứ nguy hiểm như vi khuẩn.

Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả.

* Trẻ khóc

Khi khóc, nước mắt của bé sẽ chảy ra từ tuyến lệ (dưới mí mắt), dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây và khiến bé bị chảy nước mũi.

Cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi

Biện pháp xử trí ban đầu tại nhà khi bé bị sổ mũi

Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt.

Nhỏ mũi có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  1. Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.
  2. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.
  3. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.
  4. Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.
  5. Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
  6. Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.

Chú ý: Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này trẻ cần phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định chính xác mức độ và nguyên nhân gây bệnh nhằm giúp cho việc điều trị được hiệu quả và dứt điểm.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

—————————————-

Searches related to trẻ bị sổ mũi

  • trẻ em bị sổ mũi kéo dài
  • bị sổ mũi kéo dài
  • bị sổ mũi và ho
  • trẻ bị sổ mũi có nên tắm
  • trẻ bị sổ mũi xanh
  • trẻ bị sổ mũi lâu ngày
  • trẻ bị sổ mũi kéo dài
  • dầu khuynh diệp

Reply