Hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến tiêu hóa đều có liên quan tới Ruột Non – nơi diễn ra quá trình tiêu hóa thức ăn thành các hợp chất mà cơ thể dễ dàng hấp thu để tạo ra năng lượng nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Theo thống kê, cứ 10 trẻ thì 8 bé gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu hóa kém, ăn đủ chất nhưng kém hấp thu, ăn rau nhiều nhưng vẫn bị táo bón, hay bị tiêu chảy, đi ngoài sống phân…
Mặc dù nguyên nhân của các triệu trứng gặp phải ở đường tiêu hóa không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ Ruột Non, nhưng nếu chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tiêu hóa ở ruột non, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng hơn về các thành phần của hệ tiêu hóa ở người, qua đó sẽ có thêm các thông tin để chăm sóc hệ tiêu hóa của bé được tốt hơn.
Ruột Non có cấu tạo như thế nào?
Ruột non là một phần của hệ tiêu hóa, có vị trí nằm sau dạ dày và trước ruột già. Đây là nơi diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của phần lớn thức ăn được đưa vào cơ thể.
Ruột non gồm 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng.
Ruột non gồm 3 phần: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Tá tràng là đoạn đầu, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy. Tuyến ruột tiết ra tuyến ruột và tế bào tiết chất nhầy. Dịch mật có muối mật và muối kiềm.
Ruột non là ống dài nhất trong ống tiêu hóa (tới 2-3m). Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500m2 nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Bản thân niêm mạc được bao phủ bằng những nhung mao (mao trạng). Mỗi mm2 niêm mạc có khoảng 20 đến 40 nhung mao. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở đây là về mặt hóa học.
Ruột non có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
Ruột non ở người trưởng thành dài khoảng 5-9m, trung bình 6,5m. Người Việt Nam thì ngắn hơn (khoảng 5-5,5m), khi cần thiết có thể cắt bỏ đến 3,5m ruột non. Ruột già (đại tràng) dài 1,2 – 1,8m cả 1 thể tích đó ở trong bụng rất chật chội nên nó sẽ có xu thế thoát vị ra ở những nơi có cấu trúc yếu như thoát vị bẹn, thoát vị thành bụng,…
Tại sao quá trình tiêu hóa ở Ruột Non lại đóng vai trò quan trọng?
Tiêu hoá ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình tiêu hoá, bởi vì:
– Ở ruột non có nhiều loại dịch tiêu hoá (dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột), trong đó có nhiều enzyme tiêu hoá với hoạt tính cao có khả năng phân giải thức ăn thành các chất đơn giản có thể hấp thu được.
– Niêm mạc ruột non có cấu trúc đặc biệt và những phản ứng sinh học tinh vi, phức tạp giúp cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng một cách chủ động và chọn lọc.
Tiêu hóa ở Ruột Non thực sự diễn ra như thế nào?
Tưởng tượng rằng, khi chúng ta chén một miếng Pizza hải sản, nó sẽ phải trải qua một loạt công đoạn xử lý thô bằng cả các cơ chế cơ học và hóa học để rồi sau đó sẽ được đưa đến Ruột Non.
Thực tế, giai đoạn quan trọng nhất của quá trình TIÊU HÓA sẽ xảy ra ở Ruột Non, nơi có diện tích bề mặt tối đa có thể đáp ứng được yêu cầu phân giải thức ăn thành những phần tử nhỏ nhất.
Cũng chính tại ruột non, cơ thể sẽ đưa ra những quyết định rất quan trọng về các vấn đề như:
* Cơ thể chúng ta có thể dung nạp đường lactose không? Nếu không được thì lúc đó bất kể là trẻ em hay người lớn, mỗi khi uống loại sữa có chứa lactose thì sẽ không hấp thu được (Chính vì vậy, hiện nay loại sữa bột Free-Lactose đã được nhiều hãng sữa phát triển để phục vụ riêng nhóm khách hàng “khó tính” này)
* Thức ăn này có tốt cho sức khỏe của chúng ta không?
* Thức ăn nào gây ra các phản ứng dị ứng?
Tại Ruột Non, các enzyme tiêu hóa như amylase (phân giải tinh bột), protease (phân giải protein thịt, cá…), lipase (phân giải chất béo) sẽ hoạt động cần mẫn như những chiếc kéo nhỏ xíu để phân cắt thức ăn thành những mảnh rất nhỏ –> các enzyme này sẽ cắt vụn thức ăn cho tới khi đạt được kích thước bằng với cỡ của các tế bào trong cơ thể.
Sản phẩm của quá trình tiêu hóa tại ruột non sẽ là các nguyên liệu thô cần thiết cho việc chuyển hóa năng lượng của cơ thể, đó là:
- các phân tử đường
- acid amin
- chất béo.
Như một sự sắp đặt kì diệu của tạo hóa, tất cả mọi sinh vật sống đều được cấu thành từ 3 loại nguyên liệu thô này.
Chính vì vậy, nếu coi việc tạo ra các nguyên liệu cơ bản này là mục tiêu cuối cùng của việc ăn uống thì ở cấp độ sinh học này, việc chúng ta ăn một quả táo, một bát canh rau hay một miếng thịt bò bít tết đều mang lại những GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG NHƯ NHAU.
Điều này cũng cho phép chúng ta hình dung một thực tế có phần hài hước, đó là:
– các loài động vật như trâu, bò, ngựa, dê đều chỉ ĂN CỎ nhưng lại cung cấp những nguồn protein giá trị cao trong bữa ăn của con người.
– các loài hải sản như cá, tôm, mực đều chỉ ăn rong, rêu, giáp xác, ấu trùng, giun, ốc, hến…nhưng lại cung cấp nguồn chất béo Omega-3rất cần thiết cho cơ thể (chúng ta không tự tổng hợp được loại chất béo này nên phải bổ sung từ nguồn bên ngoài).
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về quá trình tiêu hóa thức ăn tại ruột non. Trong các phần tiếp theo, nhóm biên tập của COLIBACTER sẽ tiếp tục chia sẻ thêm các câu chuyện thú vị xoay quanh anh bạn Hệ Tiêu Hóa rất khó chiều và hay làm “chảnh” của chúng ta.
>> Đọc thêm:
- Những điều mẹ chưa hiểu đúng khi cho trẻ ăn dặm
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo độ tuổi – MỚI NHẤT
- Mẹ cần biết cho bé ăn phomai đúng cách
- Nguyên tắc Vàng – Xanh – Đỏ cho bé ăn dặm
- Probiotic là gì? Phân loại và Tác dụng của Probiotic
Hương Giang (tổng hợp)
www.menvisinhvn.com
Reply